Theo những ghi chép còn sót lại, chiếc áo dài năm thân cổ đứng khuy cài xuất hiện vào năm 1744 dưới thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát ở Đàng Trong. Giữa bối cảnh Trịnh – Nguyễn phân tranh (khoảng thế kỷ XVII, XVIII), vì muốn xây dựng một chính quyền độc lập với chính quyền Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài nên Chúa Nguyễn đã tiến hành cải cách tổ chức bộ máy hành chính, lễ nhạc, y phục, .v.v. Dựa theo cuốn Tam tài đồ hội của Trung Hoa để chế ra loại trang phục riêng cho tầng lớp quan lại quý tộc, nhân dân Đàng Trong, và được tuân theo. Bên cạnh đó, chính quyền Lê – Trịnh vẫn giữ nguyên trang phục theo lối cũ.
Cho đến tận đầu thế kỷ XIX, vào năm 1802, Thế Tổ Cao Hoàng Đế – vua Gia Long thống nhất toàn bộ đất nước đã đặt lại quy chế mũ áo cho cả nước. Tuy nhiên, hầu hết người Bắc Hà vẫn giữ lối ăn vận xưa trừ quý tộc và quan lại, do đó đến tận năm 1835 – 1837, trong một chuyến kinh lý ra Bắc của vua Minh Mạng, vì chứng kiến thói ăn vận của miền Bắc mà vua chê là hủ lậu nên đã ra lệnh triệt để bắt dân chúng ở đây phải mặc áo dài. Khi người Pháp vào Việt Nam, chiếc áo dài năm thân đã được phổ biến rộng rãi trên cả nước.
Kỹ thuật may áo phụ thuộc vào kỹ thuật dệt vải. Thời xưa, do nhiều yếu tố về khung dệt, chất liệu,… Mà khổ vải dệt ra chỉ có độ dài từ 35 – 55 cm. Do đó để may được hoàn chỉnh một chiếc áo phủ kín thân, người thợ phải may liền các khổ vải với nhau, mỗi khổ vải như vậy gọi là một thân áo.
Áo dài truyền thống thời xưa được may bởi bốn khổ vải gọi là áo tứ thân, áo được ghép bởi năm khổ vải gọi là áo ngũ thân và còn nhiều các loại áo được ghép từ sáu đến chín khổ vải. Phần tay áo, vai và nách áo được áp dụng kỹ thuật may liền tay, phần nối tay nằm ở ngang bắp tay. Tay áo dài được gọi là tay áo chẽn (hay còn gọi là tay búp) ôm sát vào cổ tay.
Đối với mẫu áo dài cổ đứng khuy cài, theo như mô tả của người xưa thì cũng có những quy định như: cổ hình chữ khẩu (口 – cổ vuông đứng) hay còn gọi là trực lĩnh, đường khuy áo hình chữ quảng (广). Đường khuy áo gồm có năm khuy (một khuy nằm ở cổ; một nằm ở bả vai phải, cách cổ 10cm; ba khuy cuối cùng nằm ở bên hông. Đường tà áo hình chữ bát (八 – tà xòe). Tà áo có độ sa, tà trước dài hơn tà sau khoảng 15cm. Chiều dài của tà áo thường chỉ quá gối, cũng có những thay đổi phù hợp với từng miền nhưng chiều dài này không chạm đến mắt cá chân. Cổ áo nam cao hơn và đứng dáng hơn so với cổ áo của nữ (cổ áo của nam cao khoảng 3 – 4cm, cổ áo của nữ cao khoảng 2 – 3cm).
Theo Cổ Nhân truyền tại, đã là người thanh-niên từ 16 tuổi là phải có 1 bộ khăn áo đen chỉnh tề. Mặc áo dài khăn đen nhắc nhở thái độ khoan thai nghiêm chỉnh, không thể lăng xăng nói năng lỗ mãng...
Người xưa, hễ làm việc gì cũng đều có ý-nghĩa và có Dịch-lý. Bộ Áo-dài đàn ông thường-phục xưa thông thường phải theo quy luật:
- Áo-dài được may thể áo Kép - là Áo có lót bên trong vải Tố màu trắng, hoặc có người chọn lót vải gấm màu sặc sỡ bên trong, để thêm trang-trọng và đứng áo. Vì người xưa quan niệm: Những gì sáng láng nhất, sặc sỡ nhất thì ẩn bên trong mới hay, mới quý. Và đó cũng là cái duyên của Áo-dài xưa.
- Áo dài may Ngũ-thân (5 miếng vải ráp lại) - tượng trưng cho Ngũ-hành (Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ). 金 土水 火 木
- Áo may đậu sống lưng chánh giữa - tượng trưng cho song-thân phụ mẫu. (phải nhớ tới song-thân khi mang cái áo này, cho hình hài này)
- Năm cúc áo - tượng trưng cho 5 đức tính của Nho-giáo: Nhân-Lễ-Nghĩa-Trí-Tín. 仁禮義智信
- Tà áo trong có 2 sợi dây, gọi là dây Tương-Sinh. Hay còn gọi là dây Âm-Dương. Khi mặc vào, cột 2 dây lại cốt để khi ngồi cho tà áo trong không bị lòi ra. Và 2 dây cột lại cũng có ý nghĩa là Âm-dương hòa hiệp hóa sanh vạn-vật trong càn-khôn vũ-trụ.
- Tà áo trước vạc hình tròn, phía sau vạc hình vuông, trượng trưng cho Trời-Đất (quẻ Càn ☰ 乾), (quẻ Khôn ☷ 坤).
Mỗi dân tộc trên thế giới đều có trang phục truyền thống mà chỉ cần nhìn cách phục sức của họ, chúng ta có thể nhận biết họ thuộc quốc gia nào, thể hiện bản sắc văn hóa ra sao? Nếu người Nhật Bản có Kimono, người Hàn Quốc có Hanbok… thì người Việt Nam lại hãnh diện khi mang trên mình chiếc Áo dài. Theo dòng chảy của lịch sử, chiếc Áo dài đã có nhiều thay đổi để phù hợp với từng giai đoạn của xã hội. Thế nhưng, dẫu thay đổi thế nào đi chăng nữa, áo dài vẫn luôn là biểu tượng của vẻ đẹp, văn hóa và là niềm tự hào của hàng triệu người con đất Việt.
Cho đến tận đầu thế kỷ XIX, vào năm 1802, Thế Tổ Cao Hoàng Đế – vua Gia Long thống nhất toàn bộ đất nước đã đặt lại quy chế mũ áo cho cả nước. Tuy nhiên, hầu hết người Bắc Hà vẫn giữ lối ăn vận xưa trừ quý tộc và quan lại, do đó đến tận năm 1835 – 1837, trong một chuyến kinh lý ra Bắc của vua Minh Mạng, vì chứng kiến thói ăn vận của miền Bắc mà vua chê là hủ lậu nên đã ra lệnh triệt để bắt dân chúng ở đây phải mặc áo dài. Khi người Pháp vào Việt Nam, chiếc áo dài năm thân đã được phổ biến rộng rãi trên cả nước.
Kỹ thuật may áo phụ thuộc vào kỹ thuật dệt vải. Thời xưa, do nhiều yếu tố về khung dệt, chất liệu,… Mà khổ vải dệt ra chỉ có độ dài từ 35 – 55 cm. Do đó để may được hoàn chỉnh một chiếc áo phủ kín thân, người thợ phải may liền các khổ vải với nhau, mỗi khổ vải như vậy gọi là một thân áo.
Áo dài truyền thống thời xưa được may bởi bốn khổ vải gọi là áo tứ thân, áo được ghép bởi năm khổ vải gọi là áo ngũ thân và còn nhiều các loại áo được ghép từ sáu đến chín khổ vải. Phần tay áo, vai và nách áo được áp dụng kỹ thuật may liền tay, phần nối tay nằm ở ngang bắp tay. Tay áo dài được gọi là tay áo chẽn (hay còn gọi là tay búp) ôm sát vào cổ tay.
Đối với mẫu áo dài cổ đứng khuy cài, theo như mô tả của người xưa thì cũng có những quy định như: cổ hình chữ khẩu (口 – cổ vuông đứng) hay còn gọi là trực lĩnh, đường khuy áo hình chữ quảng (广). Đường khuy áo gồm có năm khuy (một khuy nằm ở cổ; một nằm ở bả vai phải, cách cổ 10cm; ba khuy cuối cùng nằm ở bên hông. Đường tà áo hình chữ bát (八 – tà xòe). Tà áo có độ sa, tà trước dài hơn tà sau khoảng 15cm. Chiều dài của tà áo thường chỉ quá gối, cũng có những thay đổi phù hợp với từng miền nhưng chiều dài này không chạm đến mắt cá chân. Cổ áo nam cao hơn và đứng dáng hơn so với cổ áo của nữ (cổ áo của nam cao khoảng 3 – 4cm, cổ áo của nữ cao khoảng 2 – 3cm).
Theo Cổ Nhân truyền tại, đã là người thanh-niên từ 16 tuổi là phải có 1 bộ khăn áo đen chỉnh tề. Mặc áo dài khăn đen nhắc nhở thái độ khoan thai nghiêm chỉnh, không thể lăng xăng nói năng lỗ mãng...
Người xưa, hễ làm việc gì cũng đều có ý-nghĩa và có Dịch-lý. Bộ Áo-dài đàn ông thường-phục xưa thông thường phải theo quy luật:
- Áo-dài được may thể áo Kép - là Áo có lót bên trong vải Tố màu trắng, hoặc có người chọn lót vải gấm màu sặc sỡ bên trong, để thêm trang-trọng và đứng áo. Vì người xưa quan niệm: Những gì sáng láng nhất, sặc sỡ nhất thì ẩn bên trong mới hay, mới quý. Và đó cũng là cái duyên của Áo-dài xưa.
- Áo dài may Ngũ-thân (5 miếng vải ráp lại) - tượng trưng cho Ngũ-hành (Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ). 金 土水 火 木
- Áo may đậu sống lưng chánh giữa - tượng trưng cho song-thân phụ mẫu. (phải nhớ tới song-thân khi mang cái áo này, cho hình hài này)
- Năm cúc áo - tượng trưng cho 5 đức tính của Nho-giáo: Nhân-Lễ-Nghĩa-Trí-Tín. 仁禮義智信
- Tà áo trong có 2 sợi dây, gọi là dây Tương-Sinh. Hay còn gọi là dây Âm-Dương. Khi mặc vào, cột 2 dây lại cốt để khi ngồi cho tà áo trong không bị lòi ra. Và 2 dây cột lại cũng có ý nghĩa là Âm-dương hòa hiệp hóa sanh vạn-vật trong càn-khôn vũ-trụ.
- Tà áo trước vạc hình tròn, phía sau vạc hình vuông, trượng trưng cho Trời-Đất (quẻ Càn ☰ 乾), (quẻ Khôn ☷ 坤).
Mỗi dân tộc trên thế giới đều có trang phục truyền thống mà chỉ cần nhìn cách phục sức của họ, chúng ta có thể nhận biết họ thuộc quốc gia nào, thể hiện bản sắc văn hóa ra sao? Nếu người Nhật Bản có Kimono, người Hàn Quốc có Hanbok… thì người Việt Nam lại hãnh diện khi mang trên mình chiếc Áo dài. Theo dòng chảy của lịch sử, chiếc Áo dài đã có nhiều thay đổi để phù hợp với từng giai đoạn của xã hội. Thế nhưng, dẫu thay đổi thế nào đi chăng nữa, áo dài vẫn luôn là biểu tượng của vẻ đẹp, văn hóa và là niềm tự hào của hàng triệu người con đất Việt.