- Cổ áo hình chữ Nhật: có thêu hoa văn. Cúc áo trước ngực thường sẽ có 2 nút một nút nhỏ dưới ức áo thường bằng đồng ngà, trân châu... phía trên ngực là cài khấu ( nút lớn) thường làm bằng ngọc hay vàng, kim loại quí.( lưu ý thường nút áo Việt làm từ xương động vật, nút đồng, hay trân châu chứ ít sử dụng cúc vải- cúc Tàu nhé)
- Hoa văn trên áo Nhật Bình có nhiều loại, tuỳ theo cấp bật mà thêu hoa văn riêng, thường thấy là hoa văn Loan ổ hay phụng ổ, chim trĩ . ( đối với hoàng thất: hoàng hậu phi tần hay công chúa...) các dạng hoa văn khác hay trơn đối với mệnh phụ.
- Dưới ức là hai dải thuỳ lưu ( theo bạn Nguyen Hien cho biết thì hai dải thuỳ lưu dài đến phần thuỷ ba và có hoa văn như áo, khác với áo phong phi của Trung dùng 2 dây này để buộc 2 tà áo, Nhật Bình để 2 sợi buông thẳng xuống) hai mảnh thuỳ lưu sẽ có hoạ tiết như áo và phần gấu cũng có hoạ tiết thuỷ ba như phần gấu áo
- Tay áo có dải 5 màu ngũ sắc tượng trưng cho ngũ hành( nhưng từ bậc hoàng hậu trở lên hình như không sử dụng) kết hợp các hoạ tiết khác như hoa hay bát bửu.
- Gấu vấy có hoạ tiết thuỷ ba.
Shop bán và cho thuê những mặt hàng phục dựng trang phục truyền thống của người Việt Nam như áo nhật bình, áo tấc, áo viên lĩnh, giao lĩnh, đối khâm...tại TPHCM
Cách nhận biết áo nhật bình đúng chuẩn
Thứ Ba, 24 tháng 11, 2020
Nhật Bình lấy từ dạng áo Đối Khâm, Phi Phong thời nhà Minh bên Trung Hoa, là kiểu áo có cổ hình chữ nhật to bản chạy dọc từ cổ đến ngực và hai vạt áo được dùng dây buộc lại. Nhưng sẽ mang những đặc điểm riêng mang tính chất Việt như cổ áo hình chữ Nhật có hoạ tiết ( áo Phi phong của Trung sẽ hình chữ V nhé) vì vậy được gọi là Nhật Bình( hình chữ Nhật) áo như lớp khoát mặc bên ngoài của phụ nữ hoàng thất nhà Nguyễn, bên trong mặc áo ngũ thân tay chẽn bên trong, có thể mặc với quần với thường( váy) hay xiêm ( vấy liền áo)