Shop bán và cho thuê những mặt hàng phục dựng trang phục truyền thống của người Việt Nam như áo nhật bình, áo tấc, áo viên lĩnh, giao lĩnh, đối khâm...tại TPHCM

Tìm hiều về áo đối khâm của việt nam


Áo đối khâm thường được mặc bên ngoài, với ống tay dài rộng rãi (hơn áo bên trong), dùng như áo khoác ngoài. Áo này nam giới Trung Quốc và Nhật Bản sử dụng khá phổ biến.





 Dạng áo đối khâm này vào thời Nguyễn được nhất quán gọi là áo tứ thân, và gắn liền với y phục của phụ nữ và các bé gái miền Bắc. 
Và dựa vào nhiều tranh tượng thời Lê cũng có thể thấy đối khâm cũng là dạng áo rất phổ biến cho phụ nữ thời Lê. 

Hiện nay cũng không ít hình tái hiện nam giới Việt xưa mặc áo đối khâm 
( tượng LÝ Công Uẩn Hà Nội). 

Thời Nguyễn, trong khi phụ nữ sử dụng rất phổ biến. 


 (Không bàn đến dạng áo khách, áo thời hiện địa sau này)
. Áo đối khâm thấy  thấy được dùng ở tượng nữ giới.
Còn thời Lý Trần, khi đọc cuốn Ngàn Năm Áo Mũ, có một điều khiến tôi chú ý, đó là phần về vua nhà Lý:
Cụ thể sách dẫn lại như sau: "Các sách Lĩnh Ngoại đại đáp, An Nam kỷ lược, Văn hiến thông khảo đều chép, người Giao Chỉ không phân sang hèn, đều búi tóc chuy kế, đi chân đất, vua ngày thường cũng vậy, song cài trâm vàng, trên mặc áo Sam vàng, dưới mặc quần tía.... Những người còn lại thường ngày phía trên mặc áo Sam đen cổ tròn bó sát, bốn vạt như áo Bối tử, gọi là áo Tứ Điên... Dựa vào các dữ liệu trên mà suy, áo Sam vàng của vua Đại Việt cũng là loại áo xẻ vạt như áo Tứ Điên, áo Bối Tử, cổ áo nhiều khả năng là dạng cổ tròn."
Như vậy, các tư liệu được dẫn trong sách chỉ cho biết dạng áo sam là áo cổ tròn, không có tư liệu xác nhận áo sam thời lý là áo đối khâm.


Đoạn sau đó tác giả viết như sau: "Song cũng không loại trừ khả năng áo Sam dành riêng cho vua Đại Việt có dạng đối khâm tương tự áo của vua Tống Huy Tông trong bức vẽ Thính cầm đồ thời Nam Tống, tượng Phật chùa Phật Tích thời Lý và tượng quận chúa Trịnh Thị Ngọc Cơ chùa Bút Tháp thời lê Trung Hưng." -- Hết trích.
Như thế, có thể thấy, trang phục vua Lý được tái hiện mặc áo đối khâm là phỏng đoán của cá nhân tác giả. Tác giả có diễn giải cho phỏng đoán của mình là dựa vào tượng phật giáo, tranh vua Tống trong Thính Cầm Đồ và trang phục trên tượng quận chúa thời Lê.
Tuy nhiên, theo tôi thấy những tư liệu này chưa đủ để xác thực vua Lý có mặc áo đối khâm. Vì tượng thời Lê một là y phục phụ nữ, hai là tạc vào thời Lê sau đó mấy trăm năm (ngay trong sách tác giả cũng nhận định rằng không thể lấy tượng thời Lê để làm cứ liệu cho các thời kỳ trước đó). Còn tượng thời Lý được xác định là tượng Phật Adiđà, không phải tượng một nhân vật lịch sử có thực, cho nên hoàn toàn mang tính tôn giáo, chỉ có thể tham khảo, chứ chưa thể dùng khẳng định y phục người thời đó (Ngoài ra tượng này thực ra không hẳn là đối khâm, sẽ bàn đến ở đoạn sau.)
Đó là xét dựa trên trang phục đối khâm theo cách hiểu thông thường.
Còn nếu chúng ta xét đến dạng áo có 2 vạt mở song song, thì theo một số tranh cổ, lại có thấy đàn ông Việt từng sử dụng. (Như trong tranh Thế giới nhân vật đồ quyển ) Song dạng này lại là áo không tay hoặc ngắn tay, rất gần với kiểu khăn choàng khoác ngoài, chứ không phải dạng đối khâm với ống tay dài đầy đủ như đã đề cập. Vì thế hình vua Lý mặc áo sam vàng trong NNAM, theo tôi là chưa đủ cơ sở vững chắc để làm tư liệu khẳng định nam giới thời Lý dùng áo đối khâm.