Mô tả người Việt thời Lý, Lĩnh Ngoại Đại Đáp của Chu Khứ Phi người Tống có viết như sau, “Những người còn lại, ngày thường trên thì vận áo Sam đen cổ tròn bó sát, bốn vạt như áo Bối Tử, gọi là áo Tứ Điên; dưới thì vận thường đen.” (Nguyên văn: 其餘平居,上衣則上緊蟠領頸皂衫,四裾如背子名曰四顛. Dịch bởi Trần Quang Đức. Nguồn: Ngàn Năm Áo Mũ).
Sang thời Trần, sứ thần nhà Nguyên là Trần Cương Trung trong Nguyên Thi Kỷ Sự cũng mô tả người Đại Việt như sau, “Người trong nước đều mặc màu đen, áo đen bốn vạt, cổ tròn làm bằng là.” (Nguyên văn: 国皆衣黑,皂衫四裾,盤領以羅為之. Dịch bởi Trần Quang Đức. Nguồn: Ngàn Năm Áo Mũ).
Như vậy loại áo cổ tròn bốn vạt là một dạng áo phổ biến của người Đại Việt thời Lý và thời Trần. Dựa trên miêu tả này cùng hình ảnh minh hoạ người Giao Chỉ trong Tam Tài Đồ Hội triều Minh, ĐVCP xin được dựng lại áo Tứ Điên thời Lý – Trần như sau:
Dành cho thường dân nam giới: cổ tròn bốn vạt dài phối với thường đen và quần
Dành cho nữ giới quý tộc – cổ tròn bốn vạt dài phối với thường và váy
Hình ảnh áo cổ tròn bốn vạt trên tranh minh hoạ người Giao Chỉ trong Tam Tài Đồ Hội triều Minh.
Dù Tam Tài Đồ Hội được biên soạn năm 1607 nhưng sự hiện diện của tục cắt tóc ngắn cho thấy rất có thể đây là hình ảnh người Việt từ triều Trần.
Áo tứ điên phục dựng của Cổ Trang Đại Việt Quán